Khi còn bé, chắc hẳn ai trong chúng ta cũng đã nghe qua hoặc nghe qua câu chuyện này ít nhất một lần hoặc rất nhiều lần.
Nhưng có lẽ ở mỗi độ tuổi ta sẽ cảm nhận được giá trị câu chuyện mang lại là khác nhau.
Vì vậy hôm nay mời các bạn cùng chúng mình đọc và cảm nhận lại câu chuyện này lại một lần nữa nhé
Nội dung câu chuyện
Vào một buổi sáng, Bác Hồ đến thăm trại nhi đồng. Vừa thấy Bác, các em nhỏ đã chạy ùa tới, quây quanh Bác. Ai cũng muốn nhìn Bác cho thật rõ.
Bác đi giữa đoàn học sinh, tay dắt hai em nhỏ nhất. Mắt Bác sáng, da Bác hồng hào. Bác cùng các em đi thăm phòng ngủ, phòng ăn, nhà bếp, nơi tắm rửa…
Khi trở lại phòng họp, Bác ngồi giữa các em và hỏi:
- Các cháu chơi có vui không?
Những lời non nớt vang lên:
- Các cháu ăn có no không?
- Các cô có mắng phạt các cháu không?
-Thế thì tốt lắm! Bây giờ Bác chia kẹo cho các cháu. Các cháu có thích kẹo không?
Một em bé giơ tay xin nói:
- Thưa Bác, ai ngoan thì được ăn kẹo, ai không ngoan thì không được ăn kẹo ạ!
- Các cháu có đồng ý không?
- Các em nhỏ đứng thành vòng tròn rộng. Bác cầm gói kẹo chia cho từng em. Đến lượt Tộ, em không dám nhận, chỉ khẽ thưa:
-Thưa Bác, hôm nay cháu không vâng lời cô. Cháu chưa ngoan nên không được ăn kẹo của Bác.
- Cháu biết nhận lỗi, thế là ngoan lắm! Cháu vẫn được phần kẹo như các bạn khác.
Tộ mừng rỡ nhận lấy kẹo Bác cho.
Nguồn:Theo Túy Phương & Thanh Tú (Trích Sách Tiếng Việt lớp 2)
—-----------------------------------------
Ý nghĩa câu chuyện:
Qua câu chuyện Ai ngoan sẽ được thưởng mang ý nghĩa giáo dục đối với các em nhỏ về đức tính thật thà, trung thực. Khi có lỗi sẽ biết nhận lỗi và luôn chăm ngoan để xứng đáng với tình yêu thương của Bác.
Cả cuộc đời của mình, bận trăm công nghìn việc nhưng Người luôn dành một tình cảm đặc biệt cho những thế hệ thanh thiếu niên nước nhà thành những lớp người đấu tranh cho độc lập tự do của Tổ quốc.
Trong những ngày cuối đời, Bác lại viết bài Nâng cao trách nhiệm chăm sóc và giáo dục thiếu niên, nhi đồng in trên báo Nhân dân.
Bác viết: Thiếu niên nhi đồng là người chủ tương lai của nước nhà. Vì vậy, chăm sóc và giáo dục tốt các cháu là nhiệm vụ của toàn Đảng, toàn dân. Công tác đó phải làm kiên trì, bền bỉ. Trong thời gian tới và trong dịp hè này, cần phải đẩy mạnh công tác thiếu niên nhi đồng đạt nhiều kết quả tốt và thiết thực.
Cho đến ngày Bác đi xa, trong Bản di chúc lịch sử Bác cũng đã nhắc đến các cháu nhi đồng. Tấm lòng của Bác đối với thiếu nhi Việt Nam và quốc tế không bao giờ vơi cạn.
Trong di chúc của mình, Bác còn gửi gắm: Cuối cùng, tôi để lại muôn vàn tình tình thương yêu cho các cháu thiếu niên và nhi đồng….
Những lời dạy của Bác đã được các thế hệ trẻ Việt Nam luôn ghi nhớ. Chính vì vậy đã nâng bước cho thanh thiếu niên ngày càng khẳng định bản thân trong sự nghiệp xâu dựng và phát triển đất nước.
Câu chuyện còn dạy cho chúng ta phải có sự bao dung, cảm thông, gần gũi trong cách nuôi dạy con, trong công tác Hội, trong cuộc sống hàng ngày, trong công việc, tình làng nghĩa xóm, mà đó còn là sự giản dị chân thành từ Bác là bài học về đạo đức, bài học nhân cách cao cả của con người, chúng ta phấn đấu hết mình để quê hương ngày một giàu đẹp hơn, văn minh hơn.
--------------------------------------
ĐOÀN THANH NIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG VIỆT-HÀN
Website: http://yu.vku.udn.vn/
Fanpage: Tuổi trẻ trường Đại học Công nghệ thông tin và truyền thông Việt - Hàn
Email: doanthanhnien@vku.udn.vn
Điện thoại: 0236.3.667.191
Địa chỉ: Khu đô thị Đại học Đà Nẵng, 470 Trần Đại Nghĩa, Phường Hòa Quý, Quận Ngũ Hành Sơn, TP. Đà Nẵng.